Log In
Sign Up and Get Started Blogging!
JoeUser is completely free to use! By Signing Up on JoeUser, you can create your own blog and participate on the blogs of others!
VIETNAM VISUAL ARTS
Vài ghi chú về chuyện “chuyên nghiệp hoá” hoạt động gallery
Published on June 29, 2004 By
nguhuart
In
Buôn bán tranh mấy năm sau này, càng ngày càng khó. Nhiều gallery phải đóng cửa. Nhiều gallery, để tồn tại, phải xé nhỏ không gian vừa làm nhà hàng vừa bán tranh hay vừa bán tranh vừa chen thêm hàng thủ công mỹ nghệ, đồ giả cổ, quà lưu niệm v.v… Vai trò của hoạt động gallery trong đời sống mỹ thuật cứ mờ nhạt dần-không phát hiện được họa sĩ nào mới mẻ, không còn sôi nổi triển lãm, ít được báo chí nhắc đến v.v…
Tại sao?
Câu trả lời, thực tế, đã được dự báo từ năm bảy năm trước.[1] Trong đó, căn bản, là do cách nghĩ quá đơn giản về kinh doanh nghệ thuật, do cách hiểu sai lầm về vấn đề “chuyện nghiệp hóa” hoạt động gallery ở từ các họa sĩ, giới buôn tranh đến giới truyền thông.[2] Hầu như ai cũng muốn gallery của mình thuộc hàng “de luxe”, nhưng lại mơ hồ tất cả mọi chuyện. Thực tế, sẽ không thể tuyển chọn, làm việc được với họa sĩ, nếu gallery không có một “chiến lược sản phẩm” gắn liền với một “chiến lược tạo hình ảnh” (cho gallery) và một “chiến lược khách hàng” rõ ràng. Đa số không hiểu tính chất đồng đẳng trong mối quan hệ giữa gallery với họa sĩ, và, giữa gallery với khách hàng thực sự có nghĩa là gì. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chủ gallery đã từng thành công, càng thành công họ càng hay cúng kiếng, càng mê tín, càng hay tin lời thầy bói…
Những thuận lợi của thời mới “mở cửa” đã qua. Đến lúc này, vấn đề “chuyên nghiệp hóa” hoạt động gallery cần phải được đặt ra một cách “tỉnh táo” hơn. Lời giải cho vấn đề này, mỗi gallery mỗi khác, nhưng sẽ là cầu âu nếu không lưu ý đến thực tế sau:
- Gallery có đẳng cấp
- Để làm gallery, trước hết, phải xác định đẳng cấp
- Để xác định đẳng cấp, trước hết cần, phải am hiểu thị trường, phải xác định rõ khách hàng (đã có và có thể có của gallery) là những loại người nào.
Tất cả nội dung hoạt động gallery, từ việc xây dựng chiến lược hình ảnh, chiến lược sản phẩm, chiến lược quảng cáo, tiếp thị v.v… đều cần phải căn cứ trên cơ sở nhận thức về các đặc điểm chung của thế giới khách hàng đối tượng này. Nói cách khác, là cần tuân thủ nguyên tắc nhất quán mang tính đẳng cấp thích ứng trong mọi hình thức biểu hiện và hoạt động…
Có thể diễn giải ngắn gọn như sau:
Gallery, có loại “de luxe”, chuyên bán “hàng quí, hiếm” dành cho các nhà sưu tập chuyên nghiệp, những người am hiểu nghệ thuật và giàu có…; có loại làng nhàng bình dân, nhắm đến khách du lịch, những người mua tranh giá rẻ với nhu cầu trang trí, làm quà lưu niệm…; có loại tầm tầm bậc trung, chuyên bán những tác phẩm nghệ thuật đương đại mà giá trị dễ được cảm nhận dựa trên những tiêu chuẩn thẩm mỹ đã được thừa nhận. Khách hàng của loại gallery này khá đa dạng, từ các nhà sưu tập nghiệp dư, những người dư thừa về tài chính nhưng chỉ có khả năng đánh giá nghệ thuật “bằng lỗ tai”, những tay “trưởng giả học làm sang”, và, những người có “tâm cảm đương đại”…
Ba loại gallery này, có tiêu chuẩn đánh giá nghệ thuật khác nhau. Với các gallery “de luxe”, sự lựa chọn nghệ thuật, chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn tiêu biểu hay tiên phong (của một khuynh hướng, một truyền thống, một trào lưu nghệ thuật…). Nó nhờ vào sự đánh giá, tiến cử của các nhà phê bình hoặc curator tầm cở. Không phải ngẫu nhiên, ngày nay mọi người đều đồng ý New York là trung tâm nghệ thuật thế giới. Đơn giản là ở đó, có nhiều gallery “de luxe” lưu giữ được những tác phẩm có giá trị điển phạm (canon) và có con mắt phát hiện biết nuôi dưỡng những mầm mống ban đầu của cái tiên phong … Với các gallery bình dân, yếu tố vui mắt, dễ nhìn, thể hiện cái đặc dị văn hóa địa phương là chổ dựa cơ bản để lựa chọn tác phẩm. Nói cách khác, sự đánh giá ở đây, ít khi căn cứ trên các tiêu chuẩn mỹ học, mà chủ yếu, được nhìn trong các tương quan văn hóa ở sắc thái hay ý nghĩa biểu trưng. Đó là môi trường của các khuynh hướng tự nhiên và tượng trưng chủ nghĩa; của tranh “nhái”… Với các gallery bậc trung, sự lựa chọn, chủ yếu lại căn cứ trên tiêu chuẩn tính chuyên nghiệp và các xu hướng xã hội. Nếu như các gallery “de luxe” có thể lựa chọn nghệ thuật ở quan hệ phi cá nhân hóa-chấp nhận cái mới chưa thể định giá, chưa xác lập được các tiêu chuẩn đánh giá- và, chỉ đặt tác phẩm trong dòng chảy của lịch sử mỹ thuật được xem là một quá trình phát triển tuyến tính-cái mới, cái tiên phong mặc nhiên được xem là một giá trị (phù hợp với nhu cầu sáng tạo bản thân của tầng lớp “bên trên”)…, thì ở các gallery bậc trung, sự lựa chọn nghệ thuật được hình dung trong các mối quan hệ cá nhân gắn liền với nhận thức về các xu hướng xã hội (các xu hướng xã hội, ví dụ: đề cao các giá trị truyền thống hay hiện đại, đề cao giá trị cá nhân hay gia đình, đề cao “giá trị châu Á” hay giá trị phổ quát của con người, đề cao sự hòa hợp với thiên nhiên hay tiện nghi vật chất, đề cao sự trực nhận cảm tính hay sự phân tích duy lí v.v… và v.v…) Nói vắn tắc, dễ hiểu là theo nguyên tắc “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nó không cần, hay ít quan tâm đến lịch sử mỹ thuật, đến các xu hướng vận động của nghệ thuật đương đại. Nó chỉ quan tâm đến những qui phạm, điển phạm (Các tiêu chuẩn đo lường tính chuyên nghiệp). Nó không quan tâm đến phê bình lý thuyết, chỉ quan tâm đến phê bình thực hành. Nó quan tâm đến tác giả nhiều hơn là tác phẩm… Sự tồn tại của hệ thống gallery này chỉ có ý nghĩa giúp cho các giá trị nghệ thuật được phổ cập, nuôi dưỡng được lực lượng sáng tác, chứ ít có khả năng tác động trực tiếp đến sự vận động, phát triển của một nền mỹ thuật…
Chúng cũng không giống nhau trong cách thức quan hệ khách hàng. Loại “de luxe” tồn tại trong các mối quan hệ “de luxe”-mối quan hệ liên lập giữa các thành phần xã hội có đẳng cấp cao “nhất”. Sự liên hệ giữa các thành phần này, thường, là trực tiếp và khép kín. Ngoài ra, trong phần lớn trường hợp, bởi được xem là đầu mối, là tác nhân kích hoạt cho sự vận động tiến hóa của một nền nghệ thuật, chúng cũng là đối tượng của các chương trình tài trợ, phát triển văn hóa nghệ thuật (từ chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp). Loại gallery bình dân, thường, tồn tại dưới hình thức những hành lang hay cửa hàng bán tranh. Chúng thụ động trong quan hệ với khách hàng và không cần đề ra tiêu chí nghệ thuật. Chúng chủ yếu sống dựa vào thị trường du lịch và tầng lớp trung lưu trong xã hội. Chúng cần được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Loại tầm tầm bậc trung thì rắc rối hơn. Rắc rối hơn vì, khách hàng của họ, thường, là người của một “gu” thẩm mỹ, của một “xu hướng xã hội”, của một phong cách nghệ thuật nào đó v.v… Nói chung là không thuần nhất. Ở tầm này, gallery cần phải nêu rõ tiêu chí, phải giương “ngọn cờ”, phải trình bày tiêu chuẩn lựa chọn, đánh giá bằng lý lẽ và chứng cứ, phải tạo nên một dáng vẽ hấp dẫn thích ứng v.v… Ngoài ra, có một đặc điểm tâm lý chung, khá phổ biến ở khách hàng của loại gallery này, dễ bị lợi dụng, là họ, thường khá nhạy cảm với các biểu hiện của tính giai cấp (rất hay sợ tụt hạng, sợ trở nên lạc hậu….), thường, khá bảo thủ (có xu hướng tin tiêu chuẩn đánh giá nghệ thuật là cái gì tuyệt đối, vĩnh cữu…), nhưng cũng khá cả tin (uy tín xã hội của tác giả, của phê bình… có thể thuyết phục họ dễ dàng…).
Nói tóm lại:
Gallery, cho dù ở đẳng cấp nào, cũng đều có thể “chuyện nghiệp hóa” theo kiểu của mình.
Việc không xác định rõ đẳng cấp, sẽ dẫn đến hậu quả là gallery, dẫu muốn đứng ở hàng “de luxe” cũng chỉ được nhìn nhận như một “gallery bình dân”. Nó vi phạm nguyên tắc tượng trưng của tính giai cấp, là một. Quan trọng hơn, nó cho thấy chủ gallery có cách nhìn không đáng tin cậy.
Ở Việt Nam, xây dựng gallery “de luxe” theo tiêu chuẩn “quốc tế hóa” là việc khó khăn. Lý do đơn giản là bản thân nền mỹ thuật Việt Nam không hay chưa có một vị trí nào trên bản đồ mỹ thuật thế giới. Nếu ở Việt Nam, có thật có một xu hướng tiên phong (avant-garde) nào đó, thì trước tình hình thông tin phê bình rất kém như hiện nay cũng khó được đón nhận. Nói cách khác, nó thiếu một bệ đỡ xã hội cần thiết-một thiết chế bảo trợ.
Khó khăn, không có nghĩa là không thể. Hoàn toàn có thể nếu, một, có quyết tâm; hai, có bản lĩnh của một đầu mối thông tin đáng tin cậy; ba, có khả năng phát hiện, và bốn, dám đi cùng nghệ sĩ trên hành trình phiêu lưu sáng tạo…
_________________________
[1]Trong loạt bài “Thị trường mỹ thuật Việt Nam-từ cái nhìn người khác” của Nguyên Hưng, đăng trên Thể thao & Văn hóa đầu năm 1998.
[2]Đây là chuyện dài dòng, để phân tích phải trích dẫn, diễn giải nhiều, và điều này vượt ra ngoài khuôn khổ một bài báo. Tôi xin phép được quay lại với chuyện này trong một bài viết khác.
Article Tags
art
Popular Articles in this Category
Popular Articles from nguhuart
Comments
1
nguhuart
on Jun 29, 2004
tốt lắm
Welcome Guest! Please take the time to register with us.
There are many great features available to you once you register, including:
Richer content, access to many features that are disabled for guests like commenting on the forums.
Access to a great community, with a massive database of many, many areas of interest.
Access to contests & subscription offers like exclusive emails.
It's simple, and FREE!
Sign Up Now!
Meta
Views
» 561
Comments
»
1
Category
»
Comment
Recent Article Comments
Let's see your political mem...
LightStar Design Windowblind...
Let's start a New Jammin Thr...
A day in the Life of Odditie...
Safe and free software downl...
Veterans Day
A new and more functional PC...
Post your joy
AI Art Thread: 2022
WD Black Internal and Extern...
Sponsored Links